Chống suy thoái kinh tế: Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ

Thứ sáu, 10/07/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Gần đây, không ít nước rục rịch dỡ bỏ những biện pháp chống dịch và tái khởi động kinh tế. Nước ta cũng chủ trương thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa tiếp tục phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với nền kinh tế có độ mở cao vào loại hàng đầu thế giới, Việt Nam không thể không chịu tác động từ những gì diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam đạt được thành công sớm trong chống dịch Covid-19 để đưa nền kinh tế vào trạng thái bình thường mới, đâu đó khiến cho chúng ta có cảm giác mọi thứ bình thường, không cần phải nỗ lực gì đặc biệt. Thế nhưng, chống dịch là bước đầu, chống suy thoái kinh tế là bước tiếp theo quan trọng không kém vì hậu quả của suy thoái đối với một quốc gia đang dốc toàn lực vượt bẫy thu nhập trung bình, sẽ là khôn lường.

1f718106a945401b1954

Kinh tế 6 tháng vẫn tăng trưởng dương

Nêu về tình hình kinh tế 6 tháng qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kinh tế quý 2 bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, nhất là tháng 4 và 5. 

Tăng trưởng kinh tế quý 2 đạt mức thấp nhất trong 30 năm qua, chỉ tăng 0,36%. Khách quốc tế giảm hơn 90%. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng do chúng ta sớm đưa ra mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nên kinh tế tăng trưởng dương và đời sống nhân dân cơ bản vẫn đảm bảo.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định tạo nền tảng cho phát triển kinh tế. Cán cân thương mại xuất siêu 4 tỷ USD. Thị trường chứng khoán vẫn khởi sắc. Tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm mang lại niềm tin cho người dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Giá thịt heo giảm. Ngành nông nghiệp vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp phục hồi.

Đặc biệt kích cầu du lịch và hàng không nội địa khá thành công, tất cả các khách sạn trong cả nước từ TP.HCM đến Phú Quốc, khu vực miền Trung, miền Bắc... gần như kín chỗ. Khách nội địa tăng 2% so với cùng kỳ. Có hãng máy bay như Hãng hàng không Việt Nam tăng doanh thu đến 1.000 tỷ đồng. 

Ông cho hay thông tin mới nhất là ngân hàng quốc gia Qatar cho rằng nền kinh tế Việt Nam thể hiện sự kiên cường, sẽ phục hồi sớm và nhanh hơn hầu hết các nước khác. Trong khi cả thế giới suy thoái nặng nề, nhất là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng kinh tế của chúng ta vẫn tăng trưởng dương và trên đà phục hồi với nhiều điểm sáng. 

Đây là minh chứng rõ nét của định hướng và các giải pháp quyết liệt phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế, đồng thời thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Kết quả đạt được góp phần quan trọng, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư quốc tế.

viet-nam-da-can-goi-kich-thich-kinh-te1581438198

Chống suy thoái cần như chống giặc

Cũng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương, phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam cơ bản thực hiện thành công nhiệm vụ kép, vừa kiểm soát dịch thành công và phục hồi nền kinh tế ở mức hợp lý, trạng thái bình thường mới dần được thiết lập trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... còn gặp rất nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, ngay lúc này cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề xuất các bộ, ngành, địa phương xác định phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc”, đề xuất Chính phủ trình Ban Bí thư thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật còn chậm. Trách nhiệm của một số bộ, ngành trong xử lý công việc chung chưa cao. Công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền nhưng không dám làm, thiếu quyết liệt, né tránh, thậm chí đẩy trách nhiệm lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một số bộ, cơ quan, địa phương chưa tích cực thay đổi, chưa có nhiều đổi mới bứt phá cả về phương pháp quản lý, điều hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Có địa phương vẫn còn tư tưởng trông chờ, phụ thuộc, tư duy cũ, chậm phản ứng với những vấn đề phát sinh.

Giải pháp chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ đã đưa ra rất đầy đủ, vì thế thực thi chính sách là yếu tố then chốt để các giải pháp phát huy hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phương châm là hành động, hành động hơn nữa, chống trì trệ, nâng cao trách nhiệm hơn nữa. Theo Thủ tướng, chừng nào còn “quyền anh quyền tôi”, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp thì không thể phát triển được.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các địa phương khó khăn gấp đôi cố gấp ba, không lùi bước, không bàn lùi. Các ngành có biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn. Từng bộ từng địa phương thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác thường xuyên tháo gỡ, đôn đốc, cụ thể là đầu tư công.

Lập Ban chỉ đạo Quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch là cần thiết 

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng thì tình hình dịch bệnh đang khiến kinh tế thế giới suy thoái, vì vậy việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chống suy thoái kinh tế là đặc biệt cần thiết ở thời điểm này dù có  nhiều người băn khoăn về đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 vì chưa thấy quốc gia nào khủng hoảng kinh tế mà phải lập thêm Ban chỉ đạo để xử lý nó.

Tuy nhiên, đề xuất đó là có tính thực tế và cấp bách trong hoàn cảnh hiện nay để giúp “phục hồi phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết”. Ông Kiên cho rằng Ban chỉ đạo có thể sẽ là nơi “kết nối” những đầu mối liên quan để giúp nền kinh tế giữ được những chỉ số cần thiết. Ban chỉ đạo sẽ là nơi tiếp nhận các thông tin liên quan và xử lý những thông tin này để có kết quả tốt nhất và cần được thành lập sớm và dần đi vào hoạt động để tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế.

Trước đây có tổ theo dõi kinh tế vĩ mô quy tụ Bộ trưởng KH-ĐT, Tài chính, Công Thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để phối hợp các chính sách linh hoạt nhằm tránh các cú sốc gây lạm phát.

Vì thế, trong hoàn cảnh đầy nguy cơ hiện nay nên lập lại một tổ như vậy để giải quyết ngay những vướng mắc trong 3 lĩnh vực quan trọng nhất, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng và đặc biệt là chống virus trì trệ đang có mặt khắp nơi.

Ban chỉ đạo Quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch sẽ hoạt động song song với Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 để cùng thực hiện thành công, hiệu quả hai mặt trận chống dịch và phục hồi kinh tế.

Các cấp, các ngành cần nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” như tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã được Thủ tướng khởi xướng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... còn gặp rất nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia. Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu rất khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất được vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19. Nếu để dịch bùng phát trở lại trong nước thì hậu quả sẽ rất nặng nề, sẽ có nhiều doanh nghiệp bị tổn thương, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản... ảnh hưởng rất lớn đến thành quả trong những năm gần đây và sẽ mất rất nhiều năm, nhiều chi phí để phục hồi, gây dựng lại nền kinh tế và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển cho đất nước.

Chúng ta đang kiểm soát thành công Covid-19 nhưng không được phép chủ quan, không được mất động lực trong bối cảnh đất nước an toàn trong khi nhiều nước còn đang vật lộn với dịch bệnh. Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với kinh tế Việt Nam nhưng cũng mở ra những cơ hội và động lực mới cho phát triển của nước.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn